Chống thấm là một trong những quy trình quan trọng không thể thiếu của mỗi công trình xây dựng. Nhằm đảm bảo chất lượng, độ bền đẹp, tính thẩm mỹ chung và tránh được những phiền phức không đáng có sau này thì gia chủ nhất định không nên coi nhẹ công đoạn chống thấm cho căn nhà của mình.
Với mỗi bộ phận, khu vực xây dựng khác nhau sẽ có những phương pháp chống thấm khác nhau, đặc biệt là phần mái nhà, và tắm. Do vậy, để đảm bảo việc chống thấm có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, công sức thực hiện thì bạn nên biết cách lựa chọn biện pháp phù hợp nhất với từng hạng mục xây dựng trong công trình của mình. Những công đoạn thi công chống thấm cho mái nhà và nhà tắm cho mọi công trình được đề cập ngay sau đây, chắc chắn sẽ là một trong những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.
Những công đoạn thi công chống thấm cho mái nhà.
Mái nhà là khu vực chịu tác động mạnh nhất của các tác nhân môi trường như nắng gió, mưa bão…cho nên đây là bộ phận đầu tiên và quan trọng nhất trong một căn nhà nên được tiến hành chống thấm. Nếu chỉ vì tiết kiệm chi phí thi công mà bỏ lỡ các biện pháp chống thấm cho mái thì hậu quả sau này sẽ rất khó mà nói trước được.
Nguyên nhân mái nhà bị dột phần lớn đến từ các tác nhân khắc nghiệt của thời tiết khiến mái nhà bị nứt, hư hỏng, xuống cấp, dẫn đến hiện tượng mái bị dột. Với sự phát triển mạnh mẽ của các vật liệu và công nghệ chống thấm thì hiện tượng này sẽ được hạn chế rất nhiều nếu ngay từ đầu khi thi công xây dựng mái nhà đã được thực hiện chống thấm đầy đủ.
Các công đoạn chính thi công chống thấm cho mái nhà
+ Làm sạch bề mặt sàn mái: cần phải đảm bảo bề mặt sàn mái được làm sạch bụi bần, các vết ố vàng, trám phẳng các lỗ nhỏ, không để xót bất kỳ một vết bẩn nào trên bề mặt.
+ Chuẩn bị vật liệu chống thấm đầy đủ, chất lượng: Sơn lót chống thấm, vải chống thấm, sơn chống thấm, máy chống thấm…
+ Tiến hành phun, quét sơn lót chống thấm theo tiêu chuẩn
+ Sau đó phun lớp sơn chống thấm lên trên với công thức pha theo từng loại.
+ Tiếp đó tiến hành thi công gia cố vải chống thấm, không dệt dán giữa 2 lớp trong khi lớp thức nhất còn chưa khô để gia cường chống chịu xé.
+ Tiếp tục phun lớp sơn chống thấm thứ hai theo định mức quy định
+ Đảm bảo bề mặt công trình khô hoàn toàn để hoàn thành công việc.
Những công đoạn thi công chống thấm cho nhà tắm (nhà vệ sinh).
Việc nhà tắm, nhà vệ sinh xuất hiện hiện tượng thấm dột nước là điều rất dễ xảy ra. Do đây là nơi lượng nước sử dụng tương đối lớn và thường xuyên. Hậu quả của việc này có thể thấy rõ nhất là sự bừa bộn, xấu xí, kém thẩm mỹ của căn phòng, đồng thời mang đến những rủi ro về an toàn trong khi sử dụng. Chính vì vậy việc chống thấm đầy đủ, cẩn thận cho nhà tắm, nhà vệ sinh là việc hết sức cần thiết.
Trên thực tế có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nhà tắm, nhà vệ sinh bị thấm dột, có thể kể đến như: do rò rỉ đường ống nước, tường bị xuống cấp khi phải tiếp xúc với lượng nước lớn thường xuyên, do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều…Nhưng nguyên nhân chủ yếu lại đến từ việc nhà tắm không được tiếng hành xử lý chống thấm ngay từ khi xây dựng. Quá trình thi công không đúng quy trình, sử dụng chất liệu, vật liệu chống thấm kém chất lượng…Chính vì thế với các khu vực luôn phải đối mặt với nguy cơ thấm dột nghiêm trọng như nhà tắm, nhà vệ sinh thì việc tuân thủ các quy trình chống thấm là việc cần được đảm bảo đầu tiên.
Các công đoạn chính chống thấm nhà tắm (nhà vệ sinh).
+ Làm vệ sinh bề mặt tường, trần, sàn: Loại bỏ hoàn toàn các mảng bám, bụi bẩn, các thành phần gây ô nhiễm, đặc biệt là dầu mỡ, chất tẩy rửa…
+ Tiến hành làm khô bề mặt thi công trước khi tiến hành sử dụng vật liệu chống thấm.
+ Phun hoặc quét một lượt sơn lót chống thấm để làm phẳng bề mặt, trám đầy các lỗ hổng nhỏ, hoặc khe hở nhỏ trên bề mặt chống thấm.
+ Tiến hành phun, hoặc quét sơn chống thấm theo định mức quy định của từng loại.
+ Rải lớp lưới thủy tinh chống thấm ngay sau đó khi lớp sơn thứ nhất vẫn còn ướt.
+ Khi lớp sơn thứ nhất khô lại thì tiến hành quét hoặc phun lớp sơn thứ hai.
+ Chờ cho công trình khô hoàn toàn thì dọn dẹp, kết thúc công đoạn thi công chống thấm nhà tắm, nhà vệ sinh.
Trên đây là những công đoạn chống thấm mái nhà, nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay. Hi vọng sẽ giúp cho quý khách hàng có một công trình nhà ở bền đẹp, trường tồn với thời gian.